×
New!

Bayan Al Islam Encyclopedia Mobile Application

Get it now!

Fata-wa (Hỏi Đáp) Cho Phụ Nữ Về Tháng Ramadan (Tiếng Việt)

chuẩn bị: Abdul Aziz bin Abdullah bin Baz

Description

Fata-wa (Hỏi Đáp) Cho Phụ Nữ Về Tháng Ramadan: Quyển sách nhỏ với một số câu hỏi và trả lời về những thắc mắc của chị em phụ nữ về những sự việc liên quan đến Ramadan.

Download Book

Fatawa (Hỏi Đáp) Cho Phụ Nữ Về Tháng Romadon

Nhân Danh Allah Đấng Rất Mực Độ Lượng Đấng Rất Mực Khoan Dung

Câu hỏi 1: Có một số ngày của một năm nào đó, tôi đã không nhịn chay được vì chu kỳ kinh nguyệt của tôi đã đến trong những ngày đó và cho tới bây giờ tôi chưa nhịn chay trả lại, và thật tình đã nhiêu năm qua tôi cũng đã nhịn chay không đầy đủ như vậy và tôi cũng không biết rõ chính xác rằng tôi đã nợ bao nhiêu ngày, vậy tôi phải làm thế nào ?

Trả lời: Có ba điều bắt buộc đối với bạn:

Thứ nhất: Sám hối với Allah về việc trì hoãn và trễ nải của bạn, cảm thấy hối hận về những gì mà bạn đã lơ là và sao nhãng trong thời gian qua, và hứa cương quyết sẽ không tái phạm như thế này nữa; Allah, Đấng Tối Cao phán:

]وَتُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ[ (النور: 31)

[Và hãy quay về sám hối với Allah, tất cả các ngươi, hỡi những người có đức tin, để may ra các ngươi được thành đạt.] (Chương 24 – An-Nur, câu 31)

Thứ hai: Nhịn chay trả lại theo sự ước đoán của mình, vì Allah đã phán:

]لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَا[ (البقرة : 287)

[Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác (trách nhiệm) quá khả năng của nó.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 287).

Do đó, bạn phải ước chừng xem bạn đã nợ bao nhiêu ngày thì bạn sẽ nhịn chay trả lại nhiêu đó, nếu bạn ước chừng khoảng mười ngày thì hãy nhịn chay trả mười ngày còn nếu bạn ước tính nhiều hơn hay ít hơn thì cứ nhịn chay theo những gì bạn đã ước đoán bởi Allah đã nói rất rõ [Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác (trách nhiệm) quá khả năng của nó.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 287).

Và Allah cũng phán trong câu kinh khác:

]فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)

[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Al-Tatagha-bun, câu 16).

Thứ ba: Hãy bố thí thức ăn cho người nghèo theo số ngày mà bạn đã xác định theo ước đoán của bạn, bạn có thể bố thí thức ăn cho một người cố định, nếu bạn là người nghèo không có khả năng bố thí thức ăn thì bạn sẽ được thông cảm sau khi bạn đã nhịn chay trả lại và đã sám hối với Allah. Và mức bố thí thức ăn được quy định cho mỗi ngày là nữa So' lương thực theo từng nơi, tức độ khoảng một kílô rưỡi (1,5 kg) đối với người có khả năng thực hiện bổn phận này.

Câu hỏi 2: Tôi là người phụ nữ mang bệnh, Romadon năm ngoái tôi đã không thể nhịn chay một số ngày và tôi không thể nhịn chay trả lại vì bệnh tình của tôi, vậy quy định Kaffa-rah (chịu phạt) cho sự việc đó như thế nào?

Tương tự, thật tình năm nay tôi cũng không thể nhịn chay Romadon, luôn thể cũng xin cho biết luật Kaffa-rah (chịu phạt) cho sự việc này ra sao ?

Trả lời: Người đang mang bệnh gặp khó khăn trong việc nhịn chay thì giáo luật quy định cho người đó được phép không nhịn chay cho đến khi nào Allah cho y khỏi bệnh, sau đó y nhịn chay trả lại vào những ngày khác, bởi Allah đã phán:

]وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَ[ (البقرة : 185)

[Và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu về sau] (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

Như vậy, bạn sẽ không bị gì cả trong việc bạn đã không nhịn chay tháng này khi mà bạn vẫn còn đang bị bệnh, bởi lẽ việc không bắt buộc nhịn chay (tức được ăn uống bình thường trong những ngày có bổn phận phải nhịn chay) là một sự miễn giảm từ Allah, Đấng Nhân từ dành cho người bị bệnh và đi xa nhà, và quả thật, Allah, Đấng Tối Cao rất yêu thích những ai tiếp nhận sự miễn giảm của Ngài cũng giống như Ngài rất ghét những ai làm điều tội lỗi và sai quấy, và bạn không phải chịu Kaffa-rah (chịu phạt) về việc bạn đã không nhịn chay trong khi bạn đang bị bệnh, tuy nhiên, khi nào bạn khỏi bệnh thì bạn phải có bổn phận nhịn bù lại. Cầu xin Allah cho bạn khỏi bệnh, tránh được mọi điều xấu và xin Ngài tha thứ mọi tỗi lỗi cho tất cả chúng ta.

Câu hỏi 3: Một người phụ nữ từ thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành, cô đã không biết rằng người có kinh nguyệt phải nhịn bù lại vào những ngày khác và sự việc này đã diễn ra trong gần mười năm qua, sau đó, cô ta biết được sự việc, và bây giờ người phụ nữ đó đã có tuổi, xin hỏi người phụ nữ đó có phải nhịn bù lại tất cả những gì đã thiếu trong thời gian qua không hay phải làm thế nào ?

Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ đó phải nhịn chay bù lại tất cả những ngày mà cô ta đã không nhịn chay, cô ta phải định tâm nhịn bù lại những ngày của mỗi năm theo thứ tứ trước sau, bên cạnh đó, cô ta phải bố thí thức ăn cho người nghèo mỗi ngày, mức bố thí cho một ngày là nữa So' lương thực phù hợp theo từng nơi nếu như cô ta có khả năng, trường hợp cô ta nghèo không có khả năng bố thí thức ăn thì việc bố thí thức ăn coi như được miễn, và trường hợp cô ta không thể nhịn chay vì đã có tuổi thì có thể dùng hình thức bố thí thức ăn để thay thế. Allah là ban mọi sự thành công.

Câu hỏi 4: Tôi bị bệnh tiểu đường và viêm loét nên không thể nhịn chay, vậy tôi phải làm gì ?

Trả lời: Bạn phải đến hỏi thăm ý kiến của bác sĩ chuyên môn, nếu được bác sĩ chuyên môn khẳng định là việc nhịn chay sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn thì thôi không nhịn chay đợi khi nào khỏi bệnh thì bạn nhịn chay bù lại sau đó.

Còn trường hợp bạn được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán rằng loại căn bệnh này khi nhịn chay sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài và căn bệnh được giới bác sĩ cho rằng không có hy vọng khỏi thì bạn được phép không nhịn chay nữa mà thay vào đó là bạn phải bố thí thức ăn cho người nghèo mỗi ngày một người tương ứng với một ngày nhịn chay, mức bố thí cho một người là nữa So' lương thực theo từng nơi tương đương với khoảng một kí rưỡi (1,5 kg). Allah, Đấng Tối Cao và Nhân Từ phán:

]فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)

[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Al-Tatagha-bun, câu 16).

Câu hỏi 5: Nếu như người phụ nữ có kinh nguyệt sạch kinh trước giờ Al-Fajr và cô ta đã tắm rửa, cho hỏi giáo luật quy định như thế nào ?

Trả lời: Sự nhịn chay của người phụ nữ đó là hợp lệ nếu như cô ta chắc chắn rằng cô ta đã sạch kinh trước giờ Al-Fajr, quan trọng là người phụ nữ đó phải chắc chắn cố ta đã sạch kinh nguyệt (đã hết kinh), bởi vì có một số chị em phụ nữ tưởng mình đã dứt kinh nhưng thực chất là cô ta vẫn còn kinh, bởi điều này mà các phụ nữ đã đến gặp A-y-shah (cầu xin Allah hài lòng với bà) và cho bà xem bông thấm rằng họ đã hết kinh, thế là A-y-shah bảo họ: “Các người đừng vội vã hãy đợi khi nào nhìn thấy chất màu trắng đã."

Do dó, bắt buộc người phụ nữ phải cẩn trọng trong việc xác định để có thể khẳng định chắc chắn là mình đã hết kinh, và nếu như người phụ nữ thật sự hết kinh thì cô ta cứ định tâm nhịn chay cho dù vẫn chưa tắm đi chăng nữa trừ trường hợp là cô ta phát hiện mình dứt kinh sau Al-Fajr, tuy nhiên, người phụ nữ cũng phải nên quan tâm đến việc dâng lễ nguyện bằng cách là phải tắm sạch thân thể của mình để dâng lễ nguyện Salah Al-Fajr đúng giờ. Quả thật, đã có một chị em phụ nữ trì hoãn việc tắm rửa vệ sinh thân thể của mình sau Al-Fajr trong khi họ thực sự dứt kinh trước giờ Al-Fajr và họ diện lý do rằng sở dĩ họ trì hoãn việc tắm rửa đến sau giờ Al-Fajr vì họ muốn vệ sinh thân thể cho được sạch sẽ và kỹ lưỡng hơn, và thực sự đây là điều sai lầm trong tháng Romadon kể cả những tháng thông thường khác, bởi lẽ, người phụ nữ có bổn phận phải tranh thủ tắm rửa khi phát hiện mình dứt kinh để kịp dâng lễ nguyện đúng giờ, hơn nữa người phụ nữ không được yêu cầu phải tắm rửa quá kỹ lưỡng đến nỗi phải trễ giờ Salah, thật ra nếu muốn được kỹ lưỡng họ có thể vệ sinh thân thể lần nữa sau khi mặt trời mọc vẫn được đâu có gì trở ngại.

Vậy người phụ nữ có kinh đến lúc bắt buộc cô ta phải tắm Jana-bah (nghi thức tắm bắt buộc sau khi giao hợp hay dứt kinh, máu hậu sản, thủ dâm) nhưng cô ta không tắm mà đợi đến sau giờ Al-Fajr thì sự nhịn chay của cô ta vẫn hợp lệ, giống như một người đàn ông trong thể trạng bắt buộc phải tắm Jana-bah nhưng y không tắm mà đợi đến lúc sau giờ Al-Fajr trong khi y vẫn đang nhịn chay thì sự nhịn chay đó y của không ảnh hưởng gì; bởi có một sự ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ‬ đã từng ở trong thể trạng Junub (đã có giao hợp) và Người đã tắm và vệ sinh thân thể sau giờ Al-Fajr, Allah là Đấng hiểu biết nhất.

Câu hỏi 6: Nếu người phụ nữ thấy kinh nguyệt sau lúc mặt trời lặn một chút thì sự nhịn chay của cô ta sẽ như thế nào ?

Trả lời: Câu trả lời của chúng tôi là sự nhịn chay của người phụ nữ đó hoàn toàn hợp lệ, ngay cả trường hợp cô ta có cảm giác kinh nguyệt trước lúc mặt trời lặn qua sự cảm thấy đau ở vùng bụng dưới nhưng cô ta chưa thấy kinh xuất ra cho đến sau khi mặt trời lặn thì việc nhịn chay của cô ta vẫn hợp lệ, bởi vì điều làm hỏng sự nhịn chay là sự xuất máu kinh nguyệt chứ không phải cảm giác về nó.

Câu hỏi 7: Xin cho biết người phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú có được phép không nhịn chay không? Và họ bắt buộc phải nhịn chay bù lại hay có hình thức Kaffa-rah (chịu phạt) nào khác thay thế không? Cầu xin Allah ban cho các ông nhiều điều tốt lành!

Trả lời: Bismillah, Alhamdulillah, ... người phụ nữ đang mang thai và cho con bú giới luật cho họ cũng giống như giới luật cho người bị bệnh, nếu như sự nhịn chay có khó khăn cho họ thì giáo luật cho phép họ không nhịn chay trong thời gian đó, và họ phải có bổn phận nhịn bù lại trong thời gian họ đã không còn gặp khó khăn nữa giống như người bệnh sau khi đã khỏi bệnh. Một số vị học giả lại cho rằng người phụ nữ đang mang thai và cho con bú chỉ cần bố thí thức ăn cho người nghèo mỗi ngày một người là được, nhưng đây là quan điểm yếu, đúng nhất và hợp lý nhất là người phụ nữ đang mang thai và cho con bú phải nhịn chay bù lại giống như người đi xa nhà và người bị bệnh, bởi Allah, Đấng Tối cao phán:

]وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَ[ (البقرة : 185)

[Và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu về sau] (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

Và một dẫn chứng khác nữa cho vấn đề này là Hadith qua lời thuật của ông Anas bin Malik Al-ka'bi t (cầu xin Allah hài lòng về ông) rằng Nabi ﷺ‬ có nói:

((إِنَّ اللهَ عَزَّ وَجَلَّ وَضَعَ لِلْمُسَافِرِ الصَّوْمَ وَشَطْرَ الصَّلاَةِ وَعَنِ الْحُبْلَى وَالْمُرْضِعِ)) (رواه الخمسة)

“Quả thật, Allah Đấng Tối Cao đã qui định miễn giảm cho người đi xa nhà việc nhịn chay và chỉ thực hiện một nữa của dâng lễ nguyện, còn người có thai và đang cho con bú thì Ngài miễn giảm việc nhịn chay." (Hadith do Abu Dawood, Al-Tirmizhi, An-Nasa-i, Ibnu Ma-jah, và Ahmad). (tức cũng giống như người đi xa nhà phải nhịn bù lại)

Câu hỏi 8: Một người phụ nữ mang thai không có khả năng thực hiện việc nhịn chay thì cô ta phải làm thế nào ?

Trả lời: Giới luật cho người phụ nữ có thai gặp khó khăn trong việc nhịn chay cũng giống như giới luật cho người bị bệnh, như vậy cả người phụ nữ có thai và người đang trong thời kỳ cho con bú mà gặp khó khăn trong việc nhịn chay thị họ được quyền thôi không nhịn chay nữa nhưng phải nhịn bù lại trong thời gian khác. Allah, Đấng Nhân Từ phán:

]وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَ[ (البقرة : 185)

[Và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu về sau] (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

Và một số vị Sahabah của Nabi thì lại cho rằng người mang thai và cho con bú chỉ cần bố thí thức ăn cho người nghèo là được tức không cần phải nhịn chay bù lại. Nhưng đúng nhất và hợp lý nhất là quan điểm thứ nhất bởi vì giới luật của hai dạng người này giống như giới luật của người bệnh và bởi vì nguyên gốc của sự việc là phải nhịn chay bù lại không có bằng chứng làm khác lại.

Và một trong những bằng chứng khẳng định người phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú phải nhịn chay bù lại là Hadith qua lời thuật của ông Anas bin Malik Al-ka'bi t (cầu xin Allah hài lòng về ông) rằng Nabi ﷺ‬ có nói:

((إِنَّ اللهَ عَزَّ وَجَلَّ وَضَعَ لِلْمُسَافِرِ الصَّوْمَ وَشَطْرَ الصَّلاَةِ وَعَنِ الْحُبْلَى وَالْمُرْضِعِ)) (رواه الخمسة)

“Quả thật, Allah Đấng Tối Cao đã qui định miễn giảm cho người đi xa nhà việc nhịn chay và chỉ thực hiện một nữa của dâng lễ nguyện, còn người có thai và đang cho con bú thì Ngài miễn giảm việc nhịn chay." (Hadith do Abu Dawood, Al-Tirmizhi, An-Nasa-i, Ibnu Ma-jah, và Ahmad). Hadith này cho thấy người phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú hoàn toàn giống với người đi xa nhà về giới luật nhịn chay tức họ được quyền không nhịn chay nhưng phải nhịn bù lại. Còn riêng việc rút ngắn cuộc dâng lễ nguyện Salah là chỉ dành riêng cho những người đi xa nhà, không ai được hưởng sự giảm nhẹ này cùng với họ, và sự rút ngắn đó là rút ngắn những cuộc dâng lễ nguyện gồm bốn Rak-at thành hai Rak-at. Và Allah mới là Đấng ban mọi sự thành công.

Câu hỏi 9: Người phụ nữ chấm dứt máu hậu sản một ngày trước thời hạn bốn mười ngày (tức vào ngày thứ 39 từ sau khi sinh), cô ta đã tắm và nhịn chay những ngày còn lại của tháng Romadon.

Sau khi cô ta thấy mình đã dứt kinh hậu sản thì có lời bảo rằng bắt buộc cô ta phải nhịn bù lại cho cái ngày mà cô ta đã nhịn chay trước thời hạn bốn mươi ngày . . xin cho hỏi giới luất quy định thế nào trong trường hợp đó và người phụ nữ có phải nhịn bù lại không?

Có được phép giao hợp sau khi đã sạch máu hậu sản trước thời hạn bốn mươi ngày không?

Và nếu như người phụ nữ sạch kinh trước thời hạn bảy ngày thì có được phép làm chuyện giao hợp không?

Trả lời: Theo như những gì được đề cập trong câu hỏi rằng người phụ nữ đã sạch máu hậu sản trước thời hạn bốn mươi ngày, cô ta đã tắm và nhịn chay các ngày trước thời hạn bốn mươi ngày thì những ngày đó đều có hiệu lực tức hoàn toàn hợp lệ không cần phải nhịn bù lại, và cũng không vấn đề gì trong chuyện giao hợp vợ chồng vào những ngày đó tức những ngày đã sạch máu hậu sản trước thời hạn bốn mươi ngày, và cũng tương tự như vậy sẽ không có vấn đề gì nếu như làm chuyện giao hợp vào ngày sạch kinh trước thời hạn bảy ngày.

Câu hỏi 10: Giới luật nhịn chay được quy định thế nào đối với người phụ nữ có kinh và máu hậu sản, và nếu như họ trì hoãn việc nhịn chay bù lại đến tháng Romadon kế tiếp thì giới luật có quy định gì cho họ không ?

Trả lời: Bắt buộc đối với người phụ nữ có kinh và máu hậu sản là không được nhịn chay trong thời gian kinh nguyệt và máu hậu sản, họ không được phép nhịn chay cũng như không được phép dâng lễ nguyện Salah trong thể trạng kinh nguyệt và máu hậu sản, và nếu họ có thực hiện thì sự nhịn chay hay lễ nguyện Salah đó cũng không có hiệu lực, . . họ phải nhịn chay bù lại còn lễ nguyện Salah thì không, bởi có một Hadith được ghi lại rằng khi bà A-y-shah i (cầu xin Allah hài lòng về bà) được hỏi: Người có kinh nguyệt và máu hậu sản có phải thực hiện bù lại việc nhịn chay và lễ nguyện Salah không? Bà trả lời: “Chúng tôi được lệnh phải nhịn chay bù lại nhưng không được lệnh dâng lễ nguyện Salah bù lại." (Hadith được toàn thể giới học giả thống nhất về tính xác thực của nó).

Và quả thật, tất cả học giả thời sau Sahabah (cầu xin Allah yêu thương họ) đã thống nhất với nhau về những gì mà A-y-shah i (cầu xin Allah hài lòng về bà) đã nói rằng chỉ bắt buộc nhịn chay bù lại còn dâng lễ nguyện Salah thì không cần đối với người có kinh nguyệt và máu hậu sản và đây là một sự nhân từ và dễ dãi của Allah dành cho họ, vì việc dâng lễ nguyện Salah lặp đi lặp lại mỗi ngày năm lần nên trong việc dâng lễ nguyện bù lại sẽ là một sự khó khăn trong khi việc nhịn chay thì chỉ bắt buộc một năm có một lần và đó là tháng Romadon cho nên việc nhịn chay bù lại sẽ không gặp phải khó khăn.

Còn về việc người nào trì hoãn việc nhịn bù lại cho đến Romadon kế tiếp mà không có lý do chính đáng thì người đó phải sám hối với Allah và tranh thủ sớm nhịn chay bù lại đồng thời phải bố thí thức ăn cho người nghèo theo số ngày đã thiếu.

Tương tự, người đi xa nhà và người bị bệnh khi trễ nãi việc nhịn chay bù lại qua năm tiếp theo mà không có lý do chính đáng theo quy định của giới luật thì bắt buộc người đó phải sám hối, sớm nhịn bù lại và phải bố thí thức ăn cho người nghèo. Còn nếu việc bệnh hoạn và đi xa nhà là một liên tục thì người đó chỉ có bổn phận nhịn chay bù lại không cần phải bố thí thức ăn cho người nghèo.

Câu hỏi 11: Nếu người phụ nữ hết máu hậu sản trong một tuần, rồi nhịn chay cùng với những người Muslim trong một vài ngày đang diễn ra của Romadon, sau đó cô ta lại xuất máu trở lại, vậy người phụ nữ đó sẽ thôi không nhịn chay nữa phải không và cô ta có phải nhịn bù lại những ngày mà cô ta đã nhịn chay trước đó và những ngày sau này không ?

Trả lời: Nếu người phụ nữ hết máu hậu sản trong khoảng thời gian bốn mươi ngày rồi cô ta nhịn chay một số ngày, sau đó máu hậu sản xuất trở lại vẫn trong khoảng bốn mươi ngày thì những ngày nhịn chay của một số ngày vừa rồi là hợp lệ, và những ngày mà cô ta thấy máu xuất trở lại thì cô ta không được phép dâng lễ nguyện Salah cũng như không được nhịn chay bởi vì đó là máu hậu sản cho đến khi nào cô ta hết máu hoặc đã đủ bốn mươi ngày, và khi nào đã qua đủ bốn mươi ngày bắt buộc cô ta phải tắm cho dù máu vẫn chưa hết bởi vì bốn mươi ngày là thời gian trễ nhất của máu hậu sản theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả, như vậy, theo quan điểm này cô ta phải lấy wudu mỗi khi muốn dâng lễ nguyện cho đến khi nào cô ta hết máu hoàn toàn, giống như Nabi ﷺ‬ đã ra lệnh cho những người bị rong kinh, và sau bốn mươi ngày chồng cô ta được phép giao hợp với cô ta cho dù máu vẫn chưa dứt bởi máu này như đã nói là không ngăn cản việc dâng lễ nguyện Salah hay nhịn chay cho nên cũng không ngăn cản người chồng quan hệ ân ái với cô ta, tuy nhiên, nếu như qua bốn mươi ngày mà máu xuất ra lại trùng vào thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt thì người phụ nữ đó không được dâng lễ nguyện Salah cũng không được nhịn chay vì nó được xem là máu kinh nguyệt. Allah là Đấng ban cho mọi sự thành công.

Câu hỏi 12: Người phụ nữ bị bệnh rong kinh có Halal (được phép) cho chồng của cô ta làm chuyện giao hợp không ?

Trả lời: Người phụ nữ bị bệnh rong kinh là người có máu xuất ra nhưng không được coi là kinh nguyệt hay máu hậu sản, giới luật áp dụng cho dạng người này cũng giống như giới luật đối với người phụ nữ ở thể trạng sạch sẽ bình thường khác, tức phải nhịn chay, phải dâng lễ nguyện và được phép giao hợp với chồng, tuy nhiên cô ta phải lấy Wu-đụa vào mỗi khi dâng lễ nguyện Salah giống như những người bị mắc chứng đái hoặc “xì hơi" không kiểm soát được hoặc những chứng bệnh tương tự, bên cạnh đó, cô ta phải dùng băng vệ sinh để ngăn máu khỏi dính vào thân thể và quần áo, việc làm này đã được xác thực qua các Hadith từ Nabi ﷺ‬.

Câu hỏi 13: Một người đàn ông đã giao hợp vợ của anh ta vào ban ngày của tháng Romadon, và anh ta đã nhịn chay Kaffa-rah (chịu phạt) hai tháng liền, xin hỏi người vợ của anh ta có bị bắt buộc thực hiện gì không? Cầu xin Allah ban ân phước cho các ông!

Trả lời: Bismillah, walhamdulillah,… cô ta cũng phải thực hiện giống như chồng của cô ta nếu như cô ta đồng thuận với chồng trong việc giao hợp, không phải là do bị ép buộc, nếu như cô ta không có khả năng nhịn chay hai tháng liên tục thì cô ta phải bố thí thức ăn cho sáu mươi người nghèo và mỗi một người là nữa So' tương đương với 1,5 kg; còn trường hợp cô ta bị chồng ép buộc bằng bạo lực phải thực hiện quan hệ giới tính với anh ta thì cô ta không phải chịu một hình phạt nào cả bởi vì tội lỗi là do từ phía người chồng, tuy nhiên nếu cô ta cũng hơi lơ là và thiếu kiên quyết để bản thân xuôi theo ý muốn của chồng trong việc ân ái thì cô ta cũng phải chịu Kaffa-rah (chịu phạt) như chồng của cô ta.

Câu hỏi 14: Người phụ nữ có được phép dùng các viên thuốc nhằm mục đích để làm cho kinh nguyệt trễ đi vào tháng Romadon không ?

Trả lời: Không vấn đề gì cho sự việc đó với mục đích giúp người phụ nữ hoàn thành bổn phận nhịn chay cùng với mọi người đồng thời để khỏi mất công nhịn bù lại, tuy nhiên, phải chú ý đến việc an toàn cho sức khỏe bởi có một số chị em phụ nữ bị một số loại thuốc gây hại đến sức khỏe.

Câu hỏi 15: Có được phép nhịn chay Sunnah sáu ngày của tháng Shauwal trước việc nhịn chay trả nợ của tháng Romadon không?

Trả lời: Quả thật đã có các quan điểm khác nhau cho sự việc đó, nhưng đúng nhất và hợp lý nhất là phải nhịn trả nợ trước sau đó mới nhịn Sunnah sáu ngày của tháng Shauwal (tháng 10 lịch Islam) và những sự nhịn chay Sunnah khác, bởi Nabi e có nói:

((مَنْ صَامَ رَمَضَانَ ثُمَّ أَتْبَعَهُ سِتًّا مِنْ شَوَّالٍ كَانَ كَصِيَامِ الدَّهْرِ)) (خرجه مسلم في صحيحه)

“Người nào nhịn chay Romadon sau đó nhịn thêm sáu ngày của tháng Shauwal tiếp sau đó thì coi như y đã nhịn chay nguyên năm" (Hadith do Muslim ghi lại). Và người nào thực hiện nhịn chay sáu ngày này trước nhịn chay trả nợ thì Romadon chưa hoàn thiện trong khi việc trả nợ là bổn phận bắt buộc phải thực hiện còn nhịn chay sáu ngày chỉ là một sự khuyến khích, cho nên phải thực hiện những bổn phận trước tiên để hoàn thành nhiệm vụ. Và Allah là Đấng ban mọi sự thành công.

Câu hỏi 16: Tôi là người phụ nữ bị bệnh, trong chuyến đi làm Umrah lúc Tawaaf, tôi Tawaaf được ba vòng thì tôi bị chóng mặt, vậy tôi phải làm gì ?

Trả lời: Cô phải nghỉ ngơi cho khỏe rồi tiếp tục Tawaaf nốt phần còn lại, trường hợp nếu thời gian nghỉ ngơi khá lâu làm gián đoạn Tawaaf thì hãy Tawaaf lại từ đầu, còn nếu như nghỉ một lát cảm thấy khỏe lại thì chỉ cần làm nốt phần Tawaaf còn lại là được, Alhamdulillah.

Câu hỏi 17: Một người phụ nữ thực hiện nghi thức Umrah nhưng lại quên cắt tóc, hai ngày sau đó cô ta mới nhớ ra, vậy người phụ nữ đó phải làm sao ?

Trả lời: Nếu đi làm Umrah và đã thực hiện xong nghi thức Tawaaf và Sa-i nhưng lại quên cắt tóc thì khi nào nhớ ra hãy lập tức cắt ở bất kỳ nơi nào, ở trong xứ hay ở nơi nào khác.([1])



([1]) “Bộ Fata-wa và các lời khuyên khác nhau" (câu 15)

معلومات المادة باللغة العربية