Description
Tác giả nói: "Tình dục là nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của mọi động vật, trong đó có con người. Đó là quy luật để duy trì sự tồn tại và bảo tồn sự sống giống nòi của từng loài, và con người cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, con người không giống như các loài vật ở chỗ rằng tình dục ở con người không chỉ mang mục đích sinh sản bản năng, duy trì giống loài mà nó còn là một sự hưởng thụ khoái lạc, một nguồn vui của thể xác lẫn tinh thần mà Allah I đã ban cho con người được quyền tận hưởng."
Hôn Nhân Dưới Cái Nhìn Của Islam
الزواج في ظل الإسلام
< اللغة الفيتنامية >
Tác giả: Abu Zaytune Usman bin Ibrahim
اسم المؤلف: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
Kiểm thảo: Abu Hisaa Ibnu Ysa
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung
إِنَّ الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِۦ وَلَا تَمُوتُنَّ إِلَّا وَأَنتُم مُّسۡلِمُونَ ١٠٢﴾ آل عمران: 102
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُم مِّن نَّفۡسٖ وَٰحِدَةٖ وَخَلَقَ مِنۡهَا زَوۡجَهَا وَبَثَّ مِنۡهُمَا رِجَالٗا كَثِيرٗا وَنِسَآءٗۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ ٱلَّذِي تَسَآءَلُونَ بِهِۦ وَٱلۡأَرۡحَامَۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ عَلَيۡكُمۡ رَقِيبٗا ١﴾ النساء: 1
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَقُولُواْ قَوۡلٗا سَدِيدٗا ٧٠ يُصۡلِحۡ لَكُمۡ أَعۡمَٰلَكُمۡ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۗ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ فَقَدۡ فَازَ فَوۡزًا عَظِيمًا ٧١ ﴾ الأحزاب: 70 – 71
Tình dục là nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của mọi động vật, trong đó có con người. Đó là quy luật để duy trì sự tồn tại và bảo tồn sự sống giống nòi của từng loài, và con người cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, con người không giống như các loài vật ở chỗ rằng tình dục ở con người không chỉ mang mục đích sinh sản bản năng, duy trì giống loài mà nó còn là một sự hưởng thụ khoái lạc, một nguồn vui của thể xác lẫn tinh thần mà Allah I đã ban cho con người được quyền tận hưởng.
Mặc dù tình dục là một hình thức hưởng thụ khoái lạc, một niềm vui của thể xác, là liều thuốc giải tỏa sinh lý tự nhiên bản năng của con người mà Allah, Đấng Tối Cao đã tạo ra và cho phép con người tận hưởng nhưng song song với quyền lợi đó thì tình dục mang lại nhiều hệ lụy mà con người cần phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tình dục của mình. Và các hệ lụy do hành vi tình dục mang lại ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của cá nhân, gia đình, tập thể và xã hội. Chính vì lẽ này, Allah I cấm hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân dưới mọi hình thức, và Ngài gọi hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là Zina, Ngài phán:
﴿وَلَا تَقۡرَبُواْ ٱلزِّنَىٰٓۖ إِنَّهُۥ كَانَ فَٰحِشَةٗ وَسَآءَ سَبِيلٗا ٣٢ ﴾ [سورة الإسراء: 32]
{Và các ngươi không được đến gần Zina, bởi quả thật nó là điều thô bỉ tội lỗi và là con đường xấu xa.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 32).
﴿وَلَا تَقۡرَبُواْ ٱلۡفَوَٰحِشَ مَا ظَهَرَ مِنۡهَا وَمَا بَطَنَۖ ﴾ [سورة الأنعام : 151]
{Và các người chớ đến gần những điều thô bỉ tội lỗi một cách công khai hay kín đáo.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 151).
Những điều thô bỉ tội lỗi trong câu Kinh muốn nói là những hành vi tình dục ngoài hôn nhân.
Tại sao hành vi tình dục cần phải được thực hiện trong phạm vi hôn nhân mà không được phép ngoài hôn nhân?
Như đã nói ở trên, hành vi tình dục sẽ mang lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống hay sức khỏe của cá nhân, gia đình, tập thể và xã hội, cho nên, cần phải có những quy định làm nguyên tắc ràng buộc để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của từng chủ thể, đảm bảo con cái được sinh ra có cha mẹ bởi vì tình dục luôn đồng hành với sinh sản, và để ngăn chặn hành vi quan hệ tình dục bừa bãi, dâm loạn đồi bại dẫn đến bệnh tật nguy hại cho gia đình và xã hội.
Nhằm mục đích bảo đảm huyết thống, nâng cao giá trị gia đình và trật tự trong mối quan hệ xã hội, Allah I ra lệnh bảo các bề tôi của Ngài kết hôn, Ngài phán:
﴿فَٱنكِحُواْ مَا طَابَ لَكُم مِّنَ ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة النساء: 3]
{Các ngươi hãy cưới những phụ nữ được cho là tốt đẹp với các ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 3).
Lời phán của Allah I có nghĩa là hỡi những người có đức tin nam, các ngươi hãy kết hôn với những phụ nữ mà các ngươi yêu thích – dĩ nhiên phải có sự đồng ý và bằng lòng từ phía người nữ bởi vì Allah I không cho phép bất cứ hành động cưỡng ép như Thiên sứ của Ngài e đã nói:
{لاَ تُنْكَحُ الأَيِّمُ حَتَّى تُسْتَأْمَرَ وَلاَ تُنْكَحُ الْبِكْرُ حَتَّى تُسْتَأْذَنَ} رواه البخاري ومسلم.
“Không được gả con gái đã từng có chồng trừ phi cô ta yêu cầu và không được gả con gái còn trinh nguyên trừ phi đã xin phép cô ta.” (Albukhari, Muslim).
Islam không như một số tôn giáo khác tách rời giữa đạo và đời, có những tôn giáo khi nói đến sự hành đạo, sự thờ phượng là nói đến một phạm trù tu hành mang ý nghĩa xuất thế tức một người muốn đạt đến cảnh giới tối cao của sự tu hành thì phải hoàn toàn rời bỏ cuộc sống thế tục chẳng hạn như không được cưới vợ (hoặc không được lấy chồng) .. nhưng Islam thì hoàn toàn ngược lại. Islam không đơn thuần chỉ là một khái niệm tu hành mà nó là một lối sống bao quát mọi mặt của đời sống con người trên những nguyên tắc đạo đức được Allah, Thượng Đế Tối Cao qui định. Nói theo một cách khác hoặc nói một cách nôm na thì Islam là tôn giáo bao hàm cả đạo và đời, đạo là biểu hiện của tâm linh và tinh thần còn đời là biểu hiện của đời sống thế tục. Cũng chính vì vậy, khi nói đến Islam, một số người ngoại đạo hiểu biết thường nói rằng Islam là tôn giáo nhập thế. Cho nên trong Islam, cảnh giới tối cao của tôn giáo không phải là ở việc từ bỏ mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thế tục để chuyên tâm hành đạo. Người nào làm thế là đã đi ngược lại với giáo lý của Islam, ngược lại với Sunnah của Nabi Muhammad e.
Trong bộ Hadith Sahih của Albukhari có ghi lại rằng có ba người đàn ông đến nhà các bà vợ của Nabi Muhammad e để hỏi về sự hành đạo của Người. Sau khi biết được sự hành đạo của Nabi e thì dường như cả ba người đã không hài lòng cho sự hành đạo của bản thân mình vì nó không đáng là gì so với sự hành đạo của Nabi e. Sau đó, cả ba đều nói một cách quả quyết .. người thứ nhất nói: tôi sẽ dâng lễ nguyện Salah suốt đêm, người thứ hai nói: tôi sẽ nhịn chay suốt nguyên năm, và người thứ ba nói: tôi sẽ tránh xa phụ nữ, tôi sẽ không cưới vợ để chuyên tâm hành đạo. Nabi e đã đứng thuyết giảng và nói:
{أَنْتُمُ الَّذِينَ قُلْتُمْ كَذَا وَكَذَا أَمَا وَاللهِ إِنِّى لَأَخْشَاكُمْ لِلَّهِ وَأَتْقَاكُمْ لَهُ، لَكِنِّي أَصُومُ وَأُفْطِرُ، وَأُصَلِّي وَأَرْقُدُ وَأَتَزَوَّجُ النِّسَاءَ، فَمَنْ رَغِبَ عَنْ سُنَّتِي فَلَيْسَ مِنِّي}
“Các ngươi là những người đã nói thế này, thế này .. thề bởi Allah, quả thật Ta là người kính sợ Allah hơn các ngươi, Ta là người có lòng Taqwa đối với Ngài hơn các ngươi nhưng Ta nhịn chay và Ta ăn uống, Ta dâng lễ nguyện Salah trong đêm và Ta ngủ, và Ta cưới phụ nữ. Bởi thế, ai ghét bỏ Sunnah của Ta thì người đó không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta”.
Hôn nhân không những là Sunnah của Thiên sứ Muhammad e mà nó còn là Sunnah của tất cả các vị Thiên sứ, các vị Nabi trước Người. Điều này được khẳng đình trong lời phán của Allah I:
﴿وَلَقَدۡ أَرۡسَلۡنَا رُسُلٗا مِّن قَبۡلِكَ وَجَعَلۡنَا لَهُمۡ أَزۡوَٰجٗا وَذُرِّيَّةٗۚ وَمَا كَانَ لِرَسُولٍ أَن يَأۡتِيَ بَِٔايَةٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۗ لِكُلِّ أَجَلٖ كِتَابٞ ٣٨﴾ [سورة الرعد:38]
{Và quả thật, TA đã cử các Sứ giả đến trước Ngươi (Muhammad) và đã làm cho họ có vợ và con cái. Và không một Sứ giả nào được phép mang đến một câu nào nếu không có sự chấp thuận của Allah. Mỗi thời kỳ đều có một Kinh Sách.} (Chương 13 – Arra’d, câu 38).
Tổng quan về góc nhìn của xã hội loài người đối với tình dục có thể nói tình dục được nhìn nhận ở ba góc độ chủ yếu khác nhau.
Có không ít nền văn minh, cộng đồng xã hội xem tình dục là tội lỗi, là hành vi thấp hèn, là điều đáng xấu hổ. Đặc biệt ở một số tôn giáo, tín ngưỡng xem tình dục là điều đáng khinh, dơ bẩn và ô uế, thậm chí còn là điều cấm đối với một số người khi họ là những người tu hành hoặc là những người muốn đạt đến cảnh giới thanh khiết và thuần túy của tinh thần và tâm linh. Đây là một góc độ nhìn nhận về tình dục đã và đang tồn tại trong xã hội loài người.
Một góc độ nhìn nhận thứ hai về tình dục là một góc độ nhìn nhận phóng khoáng, trái ngược hoàn toàn với sự nhìn nhận ở góc độ thứ nhất. Những người trong nền văn minh, xã hội ở góc độ này thường rất phóng túng trong vấn đề tình dục, sự phóng túng của họ trong hành vi tình dục đến mức có thể nói là trơ trẽn, bừa bãi, bệnh hoạn, đi ngược lại với luân thường đạo lý vốn có của con người. Bởi lẽ đối với họ, tình dục chỉ là nhu cầu tự nhiên giống như đói thì phải ăn, khát thì phải uống, cho nên cứ giải quyết nhu cầu tình dục tùy thích, mọi lúc, mọi nơi không cần phải có sự ràng buộc nào cả.
Một góc độ nhìn nhận thứ ba về tình dục là góc độ nhìn nhận ở mức trung hòa. Những thành phần trong nhóm thứ ba này không xem tình dục là tội lỗi, là điều xấu cần phải ngăn cản và cấm đoán bởi lẽ tình dục đích thực là nhu cầu tự nhiên của con người, một điều không thể chối cãi và không thể phủ nhận, tuy nhiên, hành vi tình dục cần phải được thực hiện trong phạm vị và nguyên tắc nhất định.
Trong ba góc độ nhìn nhận về tình dục thì góc độ thứ ba phù hợp với lẽ tự nhiên nhưng không trái với “thuần phong mỹ tục” và “luân thường đạo lý” của xã hội loài người. Bởi lẽ mặc dù tình dục cũng giống như bao nhu cầu tự nhiên khác của con người cần được đáp ứng và giải tỏa nhưng con người khác với loài vật ở chỗ là con người có trí tuệ biết suy nghĩ và nhận thức; hay nói một cách ngược lại rằng mặc dù con người là loài người nhưng bên trong con người vẫn tồn tại cái “phần con” của loài vật được gọi là bản năng. Cho nên, nếu cần phải giải tỏa nhu cầu bản năng của phần “con” vốn có trong con người về mặt sinh học thì phần “người” là bộ chỉ huy điều hành để cải thiện và cân chỉnh cho hành vi bản năng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất và an toàn nhất. Con người cần ăn, cần uống và cần quan hệ tình dục vì đó là nhu cầu bản năng nhưng con người cần phải ăn, uống và quan hệ tình dục như một con người chứ không như một con vật. Và cách thức giải tỏa nhu cầu bản năng là ranh giới để phân biệt giữa con người và loài vật, điều này có thể nói một cách tóm gọn trong một câu “Loài vật chỉ sống theo bản năng còn con người cao cấp hơn biết lấy trí tuệ và ý thức để điều chỉnh nhu cầu bản năng”. Đây là sự khác biệt giữa người và con vật.
Như đã nói trên, Islam là tôn giáo bao hàm cả đạo và đời có nghĩa là Islam không đơn thuần chỉ là đạo, là tín ngưỡng, là tâm linh, là sự tu hành mà Islam là một hệ thống nguyên tắc sống trong trật tự, nề nếp và lành mạnh, phù hợp với quy luật tự nhiên. Chính vì vậy, sự nhìn nhận của Islam về tình dục là không phủ nhận nhu cầu tình dục tự nhiên của con người, không xem tình dục là điều xấu hay tội lỗi, chỉ cấm các hành vi tình dục bừa bãi, bệnh hoạn không theo nguyên tắc và lề lối lành mạnh của con người. Và nguyên tắc, lề lối tình dục lành mạnh của con người chính là tình dục trong hôn nhân, điều mà hầu hết mọi xã hội và mọi thời đại đều thừa nhận.
Islam không những không phủ nhận tình dục mà còn ca ngợi và khuyến khích tình dục nếu như nó được thực hiện trong hôn nhân. Bằng chứng cho điều này là Hadith Sahih do Muslim ghi lại qua lời thuật của ông Abu Zdar t rằng có một nhóm người nói: Thưa Thiên sứ của Allah, những người giàu có kia đã lấy đi mất phần phước hết rồi .. họ dâng lễ nguyện Salah giống chúng tôi .. họ nhịn chay giống chúng tôi .. nhưng họ làm Sadaqah (bố thí) bởi phúc lộc tiền của và tài sản của họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{أَوَلَيْسَ قَدْ جَعَلَ اللهُ لَكُمْ مَا تَصَّدَّقُونَ بِهِ: إِنَّ بِكُلِّ تَسْبِيحَةٍ صَدَقَةً وَكُلِّ تَكْبِيرَةٍ صَدَقَةٌ وَكُلِّ تَحْمِيدَةٍ صَدَقَةٌ وَكُلِّ تَهْلِيلَةٍ صَدَقَةٌ وَأَمْرٌ بِالْمَعْرُوفِ صَدَقَةٌ وَنَهْىٌ عَنْ مُنْكَرٍ صَدَقَةٌ وَفِى بُضْعِ أَحَدِكُمْ صَدَقَةٌ}
“Chẳng phải Allah cũng đã cho các ngươi những thứ để các ngươi làm Sadaqah đó sao? Quả thật, mỗi lời Tasbeeh (Subha-nallah) là một điều Sadaqah, mỗi lời Takbeer (Alla-hu-akbar) là một điều Sadaqah, mỗi lời Tahmeed (Al-hamdulillah) là một điều Sadaqah, mỗi lời Tahleel (La ila-ha illallah) là một điều Sadaqah, kêu gọi người làm điều thiện tốt là một điều Sadaqah, ngăn cản người làm điều xấu là một điều Sadaqah, và ngay cả việc quan hệ tình dục của ai đó trong các ngươi cũng là một điều Sadaqah”.
Nghe Thiên sứ của Allah e nói “ngay cả việc quan hệ tình dục của ai đó trong các ngươi cũng là một điều Sadaqah” thì các vị Sahabah ngạc nhiên hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, chẳng lẽ một ai đó trong chúng tôi giải quyết nhu cầu sinh lý của mình cũng được ban cho ân phước nữa hay sao? Thiên sứ của Allah e nói:
{أَرَأَيْتُمْ لَوْ وَضَعَهَا فِى حَرَامٍ أَكَانَ عَلَيْهِ فِيهَا وِزْرٌ فَكَذَلِكَ إِذَا وَضَعَهَا فِى الْحَلاَلِ كَانَ لَهُ أَجْرٌ} رواه مسلم.
“Chẳng phải nếu người đó quan hệ tình dục trong Haram thì y sẽ mang tội đó sao?! Cũng như thế, nếu y quan hệ tình dục trong Halal thì y sẽ được ban cho ân phước”.
Tình dục trong Haram có nghĩa là tình dục bị cấm đoán tức tình dục ngoài hôn nhân (Zina: gian dâm, thông dâm hay ngoại tình). Tình dục trong Halal có nghĩa tình dục được phép trong Islam, và tình dục được phép trong Islam chính là tình dục trong hôn nhân tức tình dục giữa người nam và người nữ khi họ đã là vợ chồng theo đúng giáo luật của Islam.
Thiên sứ của Allah e đã kêu gọi các thanh niên có điều kiện kết hôn tranh thủ đến với hôn nhân, Người nói:
{يَا مَعْشَرَ الشَّبَابِ مَنِ اسْتَطَاعَ مِنْكُمُ الْبَاءَةَ فَلْيَتَزَوَّجْ فَإِنَّهُ أَغَضُّ لِلْبَصَرِ وَأَحْصَنُ لِلْفَرْجِ وَمَنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَعَلَيْهِ بِالصَّوْمِ فَإِنَّهُ لَهُ وِجَاءٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Hỡi các thanh niên, ai trong các ngươi đủ điều kiện (lập gia đình) thì hãy kết hôn bởi quả thật kết hôn sẽ hạ thấp cái nhìn xuống và ngăn cản nhục dục không hợp thức (Islam); và ai không có điều kiện thì y hãy nhịn chay bởi nhịn chay là rào chắn (hay chiếc áo giáp) ngăn cản y đến với (hành vi tình dục Haram)” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, Islam không hề ngăn cấm con người thực hiện hành vi tình dục bởi vì đó là nhu cầu bản năng hết sức tự nhiên và thiết yếu của loài người mà Islam chỉ giới hạn hành vi tình dục và đặt nó trong một phạm vi nguyên tắc hợp lý nhằm đảm bảo trật tự xã hội và duy trì luân thường đạo lý. Phạm vi nguyên tắc hợp lý đó chính là hôn nhân.
Hôn nhân thực sự mang lại những giá trị tốt đẹp và to lớn cho đời sống cá nhân và xã hội. Nói về ý nghĩa và giá trị của hôn nhân, học giả tiến sĩ Saleh bin Ghaanim Addaslaan – giáo sư chuyên Fiqh (giáo lý thực hành) khoa luật Shari’ah trường đại học Islam Al-Imam Muhammad Bin Sa’ud tại thủ đô Riyaadh, Ả Rập Xê-út – nêu ra một số giá trị và ý nghĩa tiêu biểu:([1])
C Kết hôn là môi trường tốt lành để thiết lập và gắn kết gia đình, trao đổi tình yêu thương, thanh lọc bản thân khỏi hành vi tình dục Haram, cân bằng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người một cách hợp lý và đạo đức.
C Kết hôn là cách tốt nhất để sinh con và duy trì gióng nòi, là cách tốt nhất để giữ gìn và bảo vệ dòng tộc, huyết thống.
C Kết hôn là cách tốt nhất để làm dịu cơn ham muốn tình dục, một nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; là cách tốt nhất để thực hiện hành vi tình dục một cách an toàn, tránh khỏi được nhiều bệnh tật nguy hiểm.
C Kết hôn mang lại sự thỏa mãn bản năng làm cha mẹ của con người; giúp bản năng đó được phát huy khi có sự hiện diện của trẻ con.
C Kết hôn mang lại sự bình yên, an lành và thanh thản trong tâm hồn cũng như tinh thần, giữ cho mọi người trở thành người chồng, người vợ, người cha, ngượi mẹ thanh khiết và cao quý.
Tình dục trong hôn nhân không có nghĩa là kết hôn chỉ vì mục đích tình dục, đó không phải là mục tiêu mà Islam mong muốn mà điều mà Islam thực sự mong muốn là tình yêu thương và lòng bao dung giữa con người với con người. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمِنْ آيَاتِهِ أَنْ خَلَقَ لَكُم مِّنْ أَنفُسِكُمْ أَزْوَاجاً لِّتَسْكُنُواْ إِلَيْهَا وَجَعَلَ بَيْنَكُم مَّوَدَّةً وَرَحْمَةً إِنَّ فِي ذَلِكَ لآيَاتٍ لِّقَوْمٍ يَتَفَكَّرُونَ ﴾ [سورة الروم: 21]
{Và một trong những dấu hiệu của Ngài là Ngài đã tạo ra từ bản thân các ngươi những người vợ cho các ngươi để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung, quả thật trong sự việc đó là những dấu hiệu cho nhóm người biết nghiền ngẫm.} (Chương 30 – Arrum, câu 21).
Hôn nhân trong Islam nhằm mục đích xây dựng mái ấm gia đình, một nơi có vợ chồng, cha mẹ, con cái và ông bà, nơi để hình thành phẩm chất đạo đức, nhân cách và lối sống nền tảng của con người, nơi mà mỗi con người đều cảm thấy sự yêu thương, yên bình và ấm áp.
Nói về hình ảnh của người chồng đối với vợ và người vợ đối với người chồng thì Allah I đã mô tả với một ngôn từ gần gủi nhưng vô cùng sâu sắc thắm đượm nghĩa tình và tràn đầy sự ấm áp, Ngài phán:
﴿هُنَّ لِبَاسٞ لَّكُمۡ وَأَنتُمۡ لِبَاسٞ لَّهُنَّۗ﴾ [سورة البقرة: 187]
{Họ (những người vợ) là y phục của các ngươi (những người chồng) và các ngươi là y phục của họ.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 187).
Vợ chồng là y phục của nhau, một hình ảnh ẩn dụ cho sự gắn bó khắn khít giữa hai trái tim để yêu thương và chia ngọt sẻ bùi, vợ là y phục để che đậy những khiếm khuyết và những cái xấu hổ của chồng, ngược lại, chồng là y phục để che đậy những khiếm khuyết và những cái xấu hổ của vợ, cả hai bù đắp cho nhau để trở nên hoàn thiện và tốt đẹp. Có lời giải thích rằng y phục ở đây muốn nói người chống sống yên bình với vợ và người vợ sống yên bình với chồng, cả hai đều cần đến nhau.
Vì mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ mật thiết, “đầu ấp tay gối” nên cả hai phải cư xử tử tế với nhau để duy trì tình yêu thương và sự khắt khít, cho nên tình dục của vợ chồng đòi hỏi tình yêu thương và sự tử tế dành cho nhau.
Allah I đã ra lệnh bắt những người chồng phải đối xử tử tế với những người vợ của mình, Ngài phán:
﴿وَعَاشِرُوهُنَّ بِٱلۡمَعۡرُوفِۚ﴾ [سورة النساء: 19]
{Và các ngươi hãy ăn ở tử tế với họ (vợ).} (Chương 4 – Annisa’, câu 19).
Thiên sứ của Allah e nói:
{خَيْرُكُمْ خَيْرُكُمْ لأَهْلِهِ وَأَنَا خَيْرُكُمْ لأَهْلِي} رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Người tốt nhất trong các ngươi là người đối xử tốt nhất với vợ của mình, và Ta tốt hơn các ngươi trong việc đối xử tốt nhất với vợ của Ta.” (Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Vì mục đích duy trì và giữ vững cuộc hôn nhân Allah I qui định bắt buộc cho mỗi người vợ, người chồng những quyền và trách nhiệm nhất định, Ngài khuyến khích mỗi người vợ, người chồng cải thiện và phát triển mối quan hệ vợ chồng cũng như duy trì và đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của đôi bên, và mỗi người vợ, người chồng không được yêu cầu và đòi hỏi đối phương điều gì ngoài khả năng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَهُنَّ مِثۡلُ ٱلَّذِي عَلَيۡهِنَّ بِٱلۡمَعۡرُوفِۚ﴾ [سورة البقرة: 228]
{Và họ (những người vợ) được hưởng quyền lợi giống như trách nhiệm của họ (đối với các ngươi hỡi những người chồng) theo tiêu chuẩn sống.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).
Nói tóm lại, kết hôn trong Islam là một trong những mối quan hệ xã hội thiêng liêng được nhấn mạnh và khuyến khích. Islam đã thực sự quan tâm và chăm sóc tỉ mỉ các qui định của hôn nhân, nghi thức và quyền lợi của đôi vợ chồng với những gì có thể duy trì và bảo vệ mối quan hệ một cách liên tục, ổn định, và hình thành một gia đình thành công, trong đó trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy một cách ổn định và trọn vẹn giúp giữ toàn vẹn tôn giáo cũng như ưu việt về mọi mặt trong cuộc sống.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Đa Phước, ngày 30/Shawwaal/1436 H nhằm ngày 15/08/2015
([1]) Bức Thông Điệp Về Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản.